Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(Cinet) – Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt đã có từ thời các vua Hùng, trải qua hàng nghìn năm đến nay vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt và tục thờ này cũng chính là cội nguồn của tục thờ tổ tiên của người Việt Nam.
Nguồn gốc của tục thờ cúng Hùng Vương
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc văn hoá tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam là đạo lý nhớ công ơn, nguồn cội, ở đây chính là các vua Hùng đã có công xây dựng nên đất nước Việt Nam.
Hàng nghìn năm trước, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời bấy giờ. Việc thờ thần lúa, thần mặc trời là để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nảy nở, người dân được no đủ.
![]() |
![]() |
Dâng lễ lên các vua Hùng. |
Sau này, để ghi nhớ công ơn của các vua Hùng, con cháu đã lập đền thờ các vị vua. Từ trung tâm thờ tự các vua Hùng đầu tiên, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần dân lan tỏa tới khắp các nơi trên mảnh đất hình chữ S. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ tồn tại trong đời sống nhân dân mà bất kỳ thời kỳ nào, dưới một triều đại nào cũng được đặc biệt quan tâm. Trong bản ngọc phả thời Trần năm 1470 – đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 có đoạn: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn hương khói”.
![]() |
![]() |
![]() |
Đoàn rước kiệu lên đền Hùng.. |
Người Việt thờ cúng các Vua Hùng chính là để tôn vinh dân tộc mình. Bằng chứng sinh động để khẳng định tín ngưỡng thờ Hùng Vương luôn trường tồn cùng dân tộc và có sức sống mạnh liệt chính là hàng triệu con dân nước Việt sinh sống trên khắp mọi miền Tổ quốc đã lập tới hơn 1.400 di tích thờ các Vua Hùng. Hơn thế, vào ngày giỗ Tổ, trước anh linh các bậc tiên tổ, dù là người Việt Nam hay khách quốc tế đều trào dâng một cảm xúc thiêng liêng, một lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt.
![]() |
![]() |
Các vị lãnh đạo cấp nhà nước đến thắp hương, dâng lễ lên các vua Hùng.. |
Thờ cúng vua Hùng mặc dù là một hình thức tín ngưỡng song không phải là gốc của một tôn giáo. Khác với Thiên chúa giáo hay Phật giáo có Giáo chủ, có Cao tăng. Người Việt thờ cúng các vua Hùng không có học thuyết, cũng không có giáo hội đi truyền bá nhưng suốt từ này sang đời khác tục thờ cúng được lưu truyền. Cho đến tận hôm nay cứ đến ngày 10 tháng 3 hàng năm hàng trăm nghìn người Việt vẫn hành hương về đền Hùng để tri ân công đức các vua Hùng, những người đã có công dựng nước, đạt nền móng cho dân tộc Việt Nam trường tồn. Từ thực tế đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tồn tại và phát triển trong cuộc sống cộng đồng của người Việt và trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
![]() |
![]() |
Hàng năm đến ngày Giỗ tổ hàng trăm nghìn người hành hương về đây để dâng lễ, tổ lòng thành kính đến các vị vua đã có công xây dựng đất nước Việt Nam trường tồn. |
Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Ngày 6 .12.2012 , người Việt Nam lại một lần nữa tự hào về hình thức sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo mà không có nước nào trên thế giới có được khi “Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương” chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vậy là cùng với Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên, Quan họ, Ca trù, hát Xoan, hội Gióng, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 7 của Việt Nam được thế giới công nhận. Điều này chứng tỏ vị trí của Việt Nam vô cùng đặc biệt trên thế giới bởi Việt Nam chiếm 7 trong tổng số 200 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên toàn thế giới.
ST
Tin khác
- Khám phá Tứ đại Đèo Tây Bắc
- Huyền ảo động Thiên Đường
- 5 Loài cá tiến vua huyền thoại của Việt Nam
- Hội Gióng đền Sóc
- 10 hòn đảo tạo sửng sốt nhất Trái đất
- Việt Nam ngày nay
- Về với Huế thương
- 7 kì quan thế giới cổ đại
- 10 điểm đến Việt Nam được người nước ngoài yêu thích
- Ngày 24/11 Trà Vinh tổ chức Lễ hội Ok-Om-Bok 2012
- Hành hương Châu Đốc tết Qúy Tỵ
- Huyền thoại Cambodia - Du lịch tết

